Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0901 01 86 86

  1. Trang chủ

  2. Ý nghĩa loài hoa

Ý nghĩa hoa Phong Lữ cùng cách trồng và chăm sóc

Ngày đăng: 13:56:20 19/06/2020
Hoa phong lữ là loại hoa được nhiều người chơi hoa yêu thích và tìm kiếm nhờ vẻ đẹp tươi tắn, dễ dàng thiết kế thành nhiều kiểu để phù hợp với nhu cầu trang trí đa dạng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ về cách trồng và chăm sóc hoa phong lữ.

Đặc điểm và phân loại hoa phong lữ

So với nhiều loài hoa truyền thống khác thì phong lữ là cái tên sinh sau đẻ muộn, từ vùng Địa Trung Hải, giống hoa này du nhập vào Việt Nam mới đây nhưng nhờ sức sống bền bỉ và vẻ đẹp duyên dáng, rực rỡ nhiều màu sắc nên người yêu hoa rất yêu chuộng phong lữ. Hoa có tên khoa học là Pelargonium x hortorum, ngoài ra một vài tên gọi khác của phong lữ nữa là Thiên Trúc Quỳ, hoa mỏ sếu.

hoa phong lữ thảo

Hiện nay, trên thị trường phổ biến có 2 loại phong lữ là phong lữ thảo đứng và phong lữ thảo rủ.

Đặc điểm để phân loại hoa chắc chắn là dựa vào hình thái khác biệt bên ngoài. Trong đó, phong lữ đứng thuộc họ cây có thân thảo nhỏ nhưng nếu trồng lâu năm, thân sẽ dần hóa gỗ, có chiều cao trên dưới khoảng nửa mét. Ưu điểm của loài hoa này so với loài hoa kiểu rủ là sức sống rất bền bỉ, ít sâu bệnh. Cành cây phân thành nhiều nhánh, lá nhỏ dạng tròn có đường diềm lá uốn lượn như những bông hoa nhỏ trông rất xinh đẹp.

Nếu hoa phong lữ đứng có cành nâng đài hoa vươn thẳng lên cao thì ở phong lữ thảo rũ, những chùm lá và hoa sẽ có xu hướng tỏa tròn xung quanh mặt chậu, sau đó rủ xuống tạo nét mềm mại, duyên dáng.

Về màu sắc, hoa có thể có màu đơn hoặc màu kép nhờ kỹ thuật ghép chậu rất dễ dàng.

Tùy vào nhu cầu trang trí và gam màu yêu thích, người chơi hoa có thể lựa chọn cho mình cây hoa có màu phù hợp như hồng, trắng, cam, cam nhạt, đỏ, đỏ tươi, tím….Hết mùa hoa sẽ đến mùa quả. Khi hoa đồng loạt tàn thì cây sẽ kết quả hình mỏ sếu, có chứa hạt bên trong.

Không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật, phong lữ còn là loài hoa có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Cụ thể, tinh dầu được chiết xuất từ lá và cánh hoa phong lữ có mùi thơm thanh mát như chanh và bạc hà có tác dụng đuổi muỗi, phòng trừ các loại nấm mốc, vi khuẩn có hại cho em bé nên được nhiều bà mẹ bỉm sữa tin dùng.

Ý nghĩa hoa phong lữ theo màu sắc

Hoa phong lữ không những là loài hoa có cái tên rất trữ tình, trùng điệp mà về mặt ý nghĩa, đây cũng là loài hoa được chú ý bởi những thông điệp sâu sắc.

hoa phong lữ thảo

Hoa phong lữ màu tím tượng trưng cho nỗi buồn, sự sầu muộn và bi thương của người con gái ở tuổi xế chiều vốn gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống.

Phong lữ màu đỏ lại là biểu tượng của ngọn lửa mang đến sự ấm áp và gắn bó trong gia đình. Đây cũng là màu hoa rất nổi bật, tô điểm, làm đẹp cho những khu vườn nào vốn xanh màu lá.

Phong lữ màu hồng: Đây là tiếng nói ngọt ngào, lãng mạn dành cho những người bạn, người thân yêu quý. Nếu hoa phong lữ đỏ thường được trồng trực tiếp vào đất để tạo sự may mắn trong phong thủy thì hoa phong lữ hồng lại được ưu ái trồng vào chậu để đặt bàn hoặc làm quà tặng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lữ

Cách trồng hoa

Hiện có 2 cách trồng hoa phong lữ đó là gieo hạt và chiết cành. Chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt như sau:

Trồng từ cành: Để giâm cành phong lữ, việc cần làm đầu tiên là các bạn hãy chọn lấy một cây hoa mẹ thật khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và tuyệt đối không sâu bệnh, có màu hoa phù hợp với sở thích. Sau đó dùng một cây kéo sạch để cắt lấy một đoạn cành có 2 đến 3 mắt mầm, dài khoảng 10cm. Để tăng bề mặt tiếp xúc với đất bạn nên cắt chéo cành theo độ vát góc 45 độ, sau đó nhúng vào dung dịch kích rễ rồi giâm vào bầu đất, giữ mát và độ ẩm cho cây.

Thời gian ra rễ tốt nhất là từ 6- 8 tuần lễ.

Trồng từ hạt: So với giâm cành, việc trồng cây từ hạt tốn nhiều thời gian chờ đợi hơn. Khả năng quan sát và theo dõi sự nảy mầm hạt giống và phát triển của cây cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên nếu trồng theo cách này thì bạn có thể lựa chọn được những giống hoa có màu độc, lạ nhờ việc tìm mua những bì hạt giống hoa nhập khẩu từ các cửa hàng uy tín.

Để chuẩn bị giá thể trồng hoa, bạn có thể trộn như sau: Đất thịt + xơ dừa + tro trấu theo tỷ lệ 1:1:1. Giá thể đã sẵn, bạn có thể đục lỗ, lên luống để trồng hoa. Theo đó, các hạt gieo nên cách nhau 5cm, khoảng cách mỗi hàng là 2 cm. Bạn nên dùng các chậu nhựa sáng màu, có đục lỗ thoát nước để gieo hạt. Để hạt nảy mầm với tỉ lệ cao bạn nên dùng rơm rạ và cỏ khô che phủ lên phía trên bề mặt rồi phun sương mỗi ngày để giữ mát và tạo độ ẩm cần thiết. Sau khoảng 1 tháng, hạt sẽ nảy mầm trổ thành cây non có 3 lá, cao gần chục cm. Lúc này bạn có thể bứng nguyên gốc, đem cây trồng vào vị trí thích hợp.

Thời gian từ khi gieo hạt đến khi hoa nở thường kéo dài khoảng 4 – 5 tháng.

Cách chăm sóc hoa phong lữ

Cũng như nhiều loài hoa thân thảo khác, hoa phong lữ cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản về chế độ phân bón, lượng nước tưới, ánh sáng và nhiệt độ.

Phân bón: Khi cây đã cứng cáp, trưởng thành ra nhiều lá xanh rậm rạp, bạn có thể dùng phân trùn quế để cấy vào đất tăng dinh dưỡng và tạo độ tơi xốp hoặc hòa tan phân NPK rồi tưới cho cây, khoảng 2 đến 3 tuần/ lần. Phân bón giúp cây khỏe mạnh, sai hoa, màu hoa tươi tắn, rực rỡ.

Lượng nước: Phong lữ là loài hoa ưa hạn nên bạn không cần tưới nước quá nhiều gây nên hiện tượng úng rễ. Bạn nên tưới hoa 2 ngày / lần, khi tưới bạn nên duy trì tia tưới ria nhẹ lên lá, để nước thấm dần vào đất, tránh dùng tia nước mạnh xói trực tiếp lên thân hoặc rễ gây tổn thương cây.

Ánh sáng và nhiệt độ: Phong lữ là loài hoa không kén ánh sáng và nhiệt độ, vậy nên bạn có thể trang trí chúng rất linh động: Treo chậu hoa lên bậu cửa sổ đón nắng, trồng ở ban công hoặc đặt ở vườn nhà thành luống, thành bồn...

Array