Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0901 01 86 86

  1. Trang chủ

  2. Ý nghĩa loài hoa

Tìm hiểu về hoa sữa, loài hoa gắn liền với mùa thu Hà Nội

Ngày đăng: 09:38:04 05/05/2020
Nếu có dịp dạo bước trên đường phố Thủ đô vào những dịp sang thu, chắc hẳn nhiều người đều ấn tượng với mùi hương nồng nàn của hoa sữa. Loài hoa gắn liền với mùa thu Hà Nội này có gì độc đáo? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tổng quan về cây hoa sữa

hoa sữa

Hoa sữa là một loài cây thuộc họ Bàng ( Terminalia Catappal ), còn được gọi với cái tên dân giã là cây Mò Cua và có tên khoa học là Alstonia Scholaris. Hoa sữa có nguồn gốc từ những khu rừng rậm thuộc Châu Á, trong đó được tìm thấy nhiều nhất tại Ấn Độ, Trung Quốc. Tại khu vực Đông Nam Á, cây hoa sữa cũng có mặt tại khá nhiều nước như Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indo và Việt Nam.

Hình dáng bên ngoài của cây hoa sữa

Cây hoa sữa có dạng thân gỗ nhỏ, có đường kính thân trung bình từ 0,5 – 1m. Hoa sữa thường đạt độ cao từ 15 – 20m, cá biệt có những cá thể có chiều cao lên đến 40m khi sinh trưởng tại những khu vực thuận lợi về đất dưỡng và khí hậu. Lớp vỏ bên ngoài của cây hoa sữa có màu xám, nứt nẻ nhẹ quanh thân. Tán của cây hoa sữa thường khá rộng, với đường kính từ 5 – 10m.

Hoa sữa là loại cây lưỡng tính, có thể tự ra hoa và đậu quả mà không cần quá trình thụ phấn tự nhiên như những loài cây đơn tính khác. Hoa sữa hình phễu, có nhiều màu nhưng chủ yếu ta thường gặp hoa sữa màu trắng đục. Hoa thường mọc vào tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, có mùi hương khá nồng, nhất là vào ban đêm.

Đặc điểm sinh học của cây hoa sữa

Hoa sữa là loại cây thân gỗ ưa sáng , có sự sinh trưởng và phát triển khá nhanh chóng. Từ một gốc cây con, chỉ mất khoảng 3 đến 4 năm để hoa sữa đạt chiều cao2,5m và đường kính thân 30cm. Là loài cây sống lâu năm, hoa sữa thích nghi với điều kiện sống rất tốt, chính vì vậy chúng được tìm thấy tại rất nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên với đặc điểm ưa nắng, hoa sữa thích hợp hơn với những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Hoa sữa là loài cây không có mùa rụng lá cụ thể, những lá già rụng xuống và lá non nối tiếp cứ thế mọc lên nối tiếp quanh năm. . Nhựa của cây hoa sữa màu trắng đục và khá dính, nếu chẳng may dính vào tay chân, áo quần thì phải dùng đến xăng hoặc dầu hỏa để chùi sạch. Lớp nhựa đục này là thức ăn yêu thích của các loại sâu đục thân, sâu róm,… nên khi đi ngang qua các tán cây hoa sữa, có thể bạn sẽ được khách không mời này rơi trúng người đấy.

Ý nghĩa của loài hoa gắn liền với mùa thu Hà Nội

ý nghĩa của hoa sữa

Có nhiều sự tích liên quan đến nguồn gốc của hoa sữa tại Việt Nam, trong đó được biết đến nhiều nhất là câu chuyện liên quan đến một chuyện tình buồn. Chuyện kể về cô gái không đủ dũng cảm để ngỏ lời cùng người thương, chỉ nguyện hóa thành loài hoa để đêm đêm tỏa hương cho đời. Đối với nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Thủ đô, hoa sữa gắn liền với nhiều cung bậc cảm xúc.

Hoa sữa được dùng để nói đến những mối tình bình dị, đơn sơ nhưng tha thiết và đi vào lòng người. Hình ảnh hoa sữa mọc thành chùm muốn nói đến sự quấn quýt, bên nhau không muốn chia xa. Bên cạnh đó, hoa sữa thường được nhiều cặp đôi lựa chọn làm ảnh nền để chụp ảnh cưới, với mong muốn tình cảm của đôi ta cũng sẽ luôn nồng nàn như hương hoa sữa.

Bên cạnh đó, hoa sữa thường được gắn liền với mùa thu Hà Nội. Vào mùa thu, khí trời cũng trở nên trong lành, mát mẻ hơn. Người dân Thủ đô có thói quen tản bộ lúc sáng sớm dưới những tán hoa sữa, để cùng hít thở bầu không khí trong lành vào những sớm mùa thu. Chính vì vậy, đối với nhiều người, hoa sữa có ý nghĩa tượng trưng cho những điều hạnh phúc giản dị, đơn sơ giữa bao bộn bề tấp nập của cuộc sống.

Những công dụng thường thấy của cây hoa sữa

cây hoa sữa

Bên cạnh hương thơm độc đáo đã trở thành thương hiệu của mùa thu Hà Nội, cây hoa sữa còn có rất nhiều ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

Dạo quanh nhiều con phố tại Việt Nam, người đi đường dễ dàng nhìn thấy từng hàng hoa sữa to lớn được trồng hai bên ven đường. Với tán rộng và khá kín, hoa sữa là loài cây được sử dụng để tạo không gian bóng mát tại những khu vực công cộng rất tốt, chính vì vậy đã được nhiều thành phố lớn trên cả nước áp dụng vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, là cây thân gỗ, hoa sữa còn được dùng để chế tác thành những đồ gia dụng nhỏ sử dụng trong gia đình. Thậm chí như tại Ấn Độ và một vài nước Châu Phi, hoa sữa còn được dùng để làm thành những chiếc bảng đen để phục vụ cho nhu cầu học tập của trẻ nhỏ, chính vì vậy nó có tên là “ Cây bảng đen “. Ở nước ta thường thấy nhất là những đôi đũa được làm từ gỗ hoa sữa.

Ngoài ra tại Việt Nam, hoa sữa còn là nguồn cảm hứng bất tận của đông đảo văn nghệ sĩ. Có lẽ những câu hát “ Hoa sữa vẫn nồng nàn đầu phố đêm đêm, có lẽ nào anh lại quên em, có lẽ nào anh lại quên em… “ của nhạc sĩ Hồng Đăng trong ca khúc Hoa sữa đã đi sâu vào tâm thức của nhiều người như một nỗi khắc khoải mãi mãi không tìm được đáp án chính xác.

Công dụng ít ai biết đến của cây hoa sữa

Ngoài những công dụng thường thấy như đã nói ở trên của cây hoa sữa, có một công dụng rất đặc biệt của loài cây này mà không phải ai cũng biết. Đó là sử dụng cây hoa sữa như một vị thuốc để điều trị nhiều chứng bệnh.

Cụ thể, theo nhiều nghiên cứu khoa học, tất cả những thành phần như vỏ, lá và nhựa cây hoa sữa đều chứa các chất như alkaloids, steroids,… có thể chiết xuất để sử dụng làm thuốc trị bệnh. Ngoài ra, trong vỏ của cây hoa sữa chứa nhiều chất như ditamine, e chitenine và echitamine được sử dụng như những kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả trong điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sốt rét,…

Một vài bài thuốc chủ yếu từ hoa sữa

Theo Đông y, vỏ hoa sữa có tính mát, vị đắng, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, trừ đờm, chữa sưng viêm,… Để sử dụng vỏ hoa sữa, các bạn sao vàng hạ thổ vỏ cây, sau đó tán thật mịn và dùng với liều lượng từ 1 – 3g mỗi ngày.

Cũng có thể sử dụng vỏ cây hoa sữa để ngâm thuốc và dùng dần với lượng vừa phải có tác dụng kích thích giúp ăn ngon, giấc ngủ điều hòa và sâu giấc, bổ tỳ và làm giảm quá trình suy nhược cơ thể do tuổi tác.

Lá hoa sữa phơi khô có chứa các chất có tác dụng chống lại α-glucosidase, được cho là có vai trò quan trọng trong việc ức chế các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ

Mùi hương của hoa sữa khá nồng, chính vì vậy đứng lâu dưới tán cây hoa sữa mùa ra hoa sẽ khiến bạn có cảm giác nhức đầu, choáng váng thậm chí nôn mửa.

Hoa và quả của cây hoa sữa có nhiều nang lông mịn, nếu rơi trúng da người sẽ gây tình trạng mẩn ngứa, nặng hơn có thể gây viêm xoang, viêm đường hô hấp.

Không được tự ý điều chế thuốc từ cây hoa sữa để sử dụng, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách thức và liều lượng sử dụng phù hợp với thể trạng của từng người.

Hy vọng bạn đã có thêm được một vài thông tin hữu ích từ bài viết này để thêm yêu hoa sữa, loài hoa đặc trưng của mùa thu Hà Nội…

Array